Số hóa tri thức khoa học và công nghệ đáp đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

13:59 - 14/05/2021

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo Số hóa tri thức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS Đặng Vũ Cảnh Linh – Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức , Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.

Theo TS Đặng Vũ Cảnh Linh – Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, Liên hiệp Hội Việt Nam , các nhà khhoa học Liên hiệp Hội Việt Nam cần chung tay giải quyết các nội dung và vấn đề đặt ra của 3 nhóm từ khóa "Cách mạng công nghiệp 4.0", "Tri thức KHCN số hóa" và "Truyền thông, phổ biến kiến thức KHCN". Khái lược xu hướng và những đặc điểm chủ yếu của cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển hệ thống thông tin - truyền thông toàn cầu, TS Linh khẳng định số hóa tri thức KHCN đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng của các nhà khoa học, trong đó các mục tiêu cần thực hiện bao gồm xây dựng hệ thống dữ liệu KHCN lớn (Bigdata) đảm bảo khả năng phân tích và dự báo, đảm bảo sự kết nối liên tục của tri thức (Internet of thing) phục vụ các thành phần hệ thống trong cách mạng công nghiệp 4.0, khai thác, sử dụng hiệu quả tri thức KHCN đảm bảo “phát triển KHCN thực sự là quốc sách” (Văn kiện Đại hội Đảng XII), mục tiêu truyền thông, phổ biến kiến thức KHCN, nâng cao dân trí KHCN, thúc đẩy các phong trào ứng dụng, sáng tạo KHCN trong cộng đồng, phân loại, chọn lọc, hệ thống hóa tri thức KHCN số theo các chiều, các lớp đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả sử dụng, tạo giá trị kinh tế cho các tổ chức và phục vụ đời sống cộng đồng..

TS.Đặng Vũ Cảnh Linh – Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức trình bày tại hội thảo

Cũng theo TS Linh, mặc dù có nhiều thuận lợi về cơ chế, chính sách, sự phát triển, ứng dụng nhanh và mạnh của công nghệ thông tin ở Việt Nam , tỷ lệ người sử dụng Internet , mạng xã hội, điện thoại thông minh ở Việt Nam cao, nhiều phong tràokhởi nghiệp (start up) với c ý tácưởng sáng tạo gắn với công nghệ thông tin, tuy nhiên công tác số hóa tri thức KHCN của các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế như hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu cơ sở dữ liệu lớn (bigdata); thiếu nhân lực có chuyên môn, thiếu tài chính dành cho hoạt động số hóa; hệ thống cơ sở dữ liệu thực tế lớn, hệ thống dữ liệu đã được số hóa nhưng chưa được phân loại, khai thác sử dụng hiệu quả; sự quan tâm của lãnh đạo một số cấp, ngành, các nhà khoa học còn chưa đúng mức đối với hoạt động số hóa, lưu trữ tài liệu; quá trình đánh giá, thẩm định tri thức chưa tương xứng với lượng tri thức, thông tin được đưa ồ ạt lên internet ; tâm lý thực dụng của cộng đồng trong việc chỉ muốn sử dụng mà không đóng góp cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu; còn nhiều các hiện tượng sao chép, sử dụng tri thức số bừa bãi, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ...

Còn đối với ý kiến của Ths Cao Minh Kiểm – Tổng thư ký, Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, hiện truy cập mở đến công bố khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam còn rất hạn chế: chỉ ở mức thư mục; hiện mới có một số ít tạp chí tham gia trong khi đa số tổ chức khoa học sử dụng kinh phí nhà nước để hoạt động. Dẫn chứng việc số hóa tri thức KHCN, ông Kiểm cho biết việc xuất bản tạp chí điện tử trên thế giới đã được thực hiện hàng chục năm nay, người sử dụng có thể tiếp cận, download tài liệu theo hình thức trả phí hoặc không trả phí tùy mức độ quan trọng của tài liệu. Trong khi ở Việt Nam, việc xuất bản các công trình khoa học vẫn dựa trên tạp chí in giấy là chủ yếu. Chính điều này cản trở việc phổ biến, ứng dụng tri thức KHCN trong đời sống xã hội..

Ths.Cao Minh Kiểm – Tổng thư ký, Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến như cần nghiên cứu xây dựng chính sách về truy cập mở đến kết quả của nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước; truyền thông và phổ biến kiến là lĩnh vực quan trọng trong phát triển khoa học công nghệ; tạo nhu cầu số hóa thức, ứng dụng tri thức; cung cấp kiến thức, thông tin khoa học công nghệ, nâng cao dân trí khoa học công nghệ; thúc đẩy sáng tạo trong cộng đồng; sự thay đổi mô thức truyền thông dựa trên nền tảng trí thức số hóa.

Chia sẻ những suy nghĩ về giải pháp thúc đẩy việc số hóa tri thức KHCN, Ths. Nguyễn Hữu Giới, chủ tịch Hội Thư Viện Việt Nam kiến nghị Liên hiệp Hội Việt Nam cần sớm xây dựng một đề án với chủ đề số hóa tri thức KHCN gắn với đề án Hệ tri thức Việt số hóa của chính phủ, cần huy động tối đa chất xám, nguồn lực của đội ngũ trí thức KHCN để tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu và thẩm định dữ liệu, cần vận động sự tham gia của trí thức trẻ giỏi về công nghệ thông tin, vận động các doanh nghiệp tài trợ cho đề án này...

Tổng kết hội thảo, TSKH Nghiêm Vũ Khải, phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của trí thức KHCN thuộc các tổ chức thành viên Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đối với từng ngành, từng lĩnh vực, đồng thời là vai trò đánh giá, thẩm định hệ tri thức KHCN số . Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu và huy động sự tham gia của các tổ chức để tiếp tục đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của Đề án “Hệ tri thức Việt số hoá” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017.

Theo VUSTA

Xã hội siêu thông minh 5.0: Xu hướng tất yếu của thế giới và khát vọng Việt Nam hùng cường (10:25 - 13/09/2021)
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có sức chống chịu tốt hơn (16:13 - 01/09/2021)
Cơ hội trong chuyển đổi số tại Việt Nam (08:52 - 22/07/2021)
Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025 (14:05 - 01/07/2021)
Nền tảng công nghệ nào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid? (15:22 - 12/05/2021)