Hà Nội sẽ chi vốn ngân sách 5.800 tỷ đồng xây dựng nhà ở tái định cư, cải tạo chung cư cũ
14:58 - 01/12/2021
Thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố cho biết dự kiến nhu cầu vốn là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 5.800,8 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, phát triển nhà ở xã hội và phục vụ công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025. UBND thành phố đặt chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở phát triển giai đoạn 2021-2025 là khoảng 44 triệu m2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2 sàn/người.
Tỷ lệ các loại nhà ở cần đầu tư xây dựng trong các dự án tại các khu vực có khả năng bố trí nhà ở xã hội theo quy hoạch là 90% nhà ở chung cư; 10% là nhà ở riêng lẻ.
Tỷ lệ diện tích sàn nhà ở để cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải đạt tối thiểu 30% tổng diện tích sàn tại dự án. Thành phố cũng xác định cụ thể diện tích sàn nhà ở của các phân khúc hàng năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố.
Diện tích sàn nhà ở của các phân khúc hàng năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố cho biết dự kiến nhu cầu vốn là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 5.800,8 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, phát triển nhà ở xã hội và phục vụ công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Ngoài ra, nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố khoảng 550,2 tỷ đồng và chi phí thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng vốn ngân sách thành phố khoảng 1,3 tỷ đồng. UBND thành phố cũng huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện đầu tư, xây dựng nhà ở thương mại; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, nhà ở tái định cư.
Trước đó, ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết, thống kê đến năm 2020, Thành phố có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954.
Hiện nay TP Hà Nội vẫn đang tiếp tục công tác rà soát tại các quận cập nhật vào danh mục, dự kiến bổ sung thêm khoảng 200 - 300 nhà.
Trên cơ sở đánh giá thực tế, ông Phong cho biết UBND TP Hà Nội dự kiến triển khai 7 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, thành phố sẽ ban hành Kế hoạch tổng rà soát, khảo sát, kiểm định chung cư cũ.
Cụ thể, Hà Nội sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025; ưu tiên kiểm định trước đối với chung cư cũ nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ, chung cư hư hỏng nặng (cấp độ D và C cận D).
Tổng hội Xây dựng Việt Nam (Theo Dân trí)
Hà Nội: chốt phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo (11:19 - 23/06/2022)
Thị trường bất động sản Đà Nẵng tăng nhiệt tín hiệu phục hồi của ngành Du lịch (11:44 - 12/04/2022)
Tổng hội Xây dựng Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng công trình (11:02 - 23/03/2022)
Hà Nội đề xuất hình thức đầu tư làm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên (15:53 - 08/12/2021)