Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân lần I và Vinh danh Top 10 dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2020
16:01 - 12/05/2021
Tọa đàm đã tập trung phân tích bối cảnh, cơ hội, xu hướng và các giải phát triển thị trường bất động sản Việt Nam năm 2021 và triển vọng bức tranh tổng quan, diễn biến và sự chuyển động của từng phân khúc, sản phẩm của thị trường bất động sản, nhận diện những vướng mắc, rào cản cần khơi thông để thị trường thật sự bứt phá giai đoạn tới.
Ngày 26-3, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) đã tổ chức “Tọa đàm Bất động sản mùa xuân lần thứ nhất”, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo và chuyên gia thuộc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, các nhà quản lý, nhà đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hàng đầu Việt Nam.
Tọa đàm được điều phối bởi TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia.
TS. Đặng việt Dũng - Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam phát biểu tại tọa đàm
Các chuyên gia tham dự Tọa đàm gồm:
1. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng.
2. TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
3. TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
6. Ông Nguyễn Thế Nhiên - Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land.
Tọa đàm đã tập trung phân tích bối cảnh, cơ hội, xu hướng và các giải phát triển thị trường bất động sản Việt Nam năm 2021 và triển vọng bức tranh tổng quan, diễn biến và sự chuyển động của từng phân khúc, sản phẩm của thị trường bất động sản, nhận diện những vướng mắc, rào cản cần khơi thông để thị trường thật sự bứt phá giai đoạn tới…
Cả về logic và thực tế đầu cho thấy, thị trường bất động sản năm 2021 đang và sẽ tiếp tục nhận được nhiều xung lực phát triển mới từ một loạt nhân tố, bao gồm sự điều chỉnh nhiều thể chế về xây dựng và kinh doanh bất động sản, về cơ cấu cung - cầu và tăng cường áp dụng công nghệ tiếp thị, chính sách khuyến mại trong phân phối và khai thác sản phẩm bất động sản.
Năm 2021 đang là thời điểm lãi suất thấp nhất trong 15 năm qua, giúp giảm được chi phí vốn và điều kiện trả nợ, do đó các hộ gia đình, người trẻ sẽ thuận lợi để mua nhà, hay đầu tư.
Hơn nữa, cả trên phạm vi quốc gia và địa phương đều đang chứng kiến nhiều động lực và quyết tâm triển khai các dạng đề án, dự án xây dựng hạ tầng cơ bản và phát triển bất động sản đa dạng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng và mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 mới; Chính phủ cũng khuyến khích nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và việc có thể thực hiện thí điểm một số cụm liên kết ngành nhằm hình thành mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu tại một số địa phương.
Cùng với khả năng kiểm soát dịch Covid-19, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam và khả năng phục hồi kinh tế sẽ là những xung lực mạnh cho thị trường bất động sản phục hồi. Cùng với xuất khẩu tăng do hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đã ký kết, hoạt động du lịch sẽ ấm dần và nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng dần được phép vào Việt Nam, bên cạnh đó là các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô, chính sách tài chính được điều chỉnh linh hoạt… sẽ góp phần thúc đẩy và tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản tăng nhiệt.
Những động thái trên đây đã, đang và sẽ có sức chi phối, định vị dòng vốn chảy vào các phân khúc thị trường nêu trên và kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung, "thổi làn gió mới" vào thị trường bất động sản.
Xu hướng nổi bật của dòng vốn năm 2021 sẽ là giữ nguyên trạng thái thiếu hụt nguồn vốn đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội kéo theo sự mất cân đối về cung - cầu bất động sản nhà ở cho người có thu nhập thấp, trung bình và trung bình kéo dài nhiều năm qua. Trong khi đó, phân khúc bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng, khách sạn vẫn chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19; còn phân khúc văn phòng, đất nền, chung cư chịu ảnh hưởng nhẹ hơn…
Cùng với dòng vốn mới gia tăng từ tăng giải ngân vốn đầu tư công và bổ sung vốn chính sách nêu trên, vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới bởi lượng vốn lớn từ các quỹ đầu tư bất động sản mới lập đã sẵn sàng đổ bộ vào Việt Nam.
Vốn đầu tư trên thị trường bất động sản chắc chắn sẽ hội tụ và gia tăng cho phân khúc bất động sản công nghiệp; đặc biệt, đầu tư bất động sản phục vụ hoạt động logicstics (hậu cần và kho bãi) sẽ ngày càng trở thành động lực lớn cho thị trường. Những khu công nghiệp đã được quy hoạch sẽ là những đối tượng được tìm kiếm nhiều trong thời gian tới.
Các dự án bất động sản nhà ở vừa túi tiền sẽ được phát triển mạnh mẽ và năm 2021 vẫn tiếp tục là phân khúc chủ đạo vì đáp ứng được nhu cầu thực của người dân.
Các sản phẩm bất động sản mô hình nhà nghỉ dưỡng theo xu hướng tập trung thành “các khu, đặc khu kinh tế nghỉ dưỡng xanh”, thay vì các nhà nghỉ dưỡng đơn lẻ, tự phát như vừa qua; các nhà ở đáp ứng nhu cầu “đô thị trong đô thị” hay “bất động sản tích hợp” môi trường sống xanh, lành mạnh và những khu dân cư được quy hoạch tốt với nhiều tiện ích, nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng sống ngày càng cao hơn của người dân, cũng như từ yêu cầu nghiêm ngặt hơn trong quản lý nhà nước sẽ giúp định hướng phát triển bền vững ngành xây dựng và thị trường bất động sản trong năm 2021 và cả trong trung hạn, dài hạn.
Thị trường sẽ chứng kiến sự thanh lọc các chủ đầu tư về năng lực phát triển sản phẩm nghỉ dưỡng. Những đô thị biển quy mô lớn, nhiều tiện ích, đa công năng và phong phú chủng loại sản phẩm sẽ là xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng trong thập niên tới. Đặc biệt, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam nhiều khả năng sẽ hồi phục nhanh hơn các quốc gia khác do đạt được yếu tố an toàn nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, hơn nữa lại có khoảng cách gần với các nguồn du khách lớn và đà tăng trưởng tốt trong quá khứ.
Đặc biệt, năm 2021 sẽ là năm khởi sắc của các dự án bất động sản ngành y tế và chăm sóc sức khỏe và những dự án phát triển hạ tầng du lịch có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại về hạ tầng, đa dạng về chức năng cung ứng dịch vụ, có cơ hội khai thác kinh doanh tốt và bền vững…
Bên cạnh đó, các sản phẩm nhà ở xã hội, chung cư bảo đảm chất lượng và tiện ích, đất thổ cư và nhà riêng có giấy tờ hợp pháp và địa điểm đắc địa, thì các căn hộ chung cư sẽ có sức hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn nhà ngõ, hẻm nhỏ.
Năm 2021, cơ hội và các dòng đầu tư bất động sản nhiều hơn, song cũng đòi hỏi các doanh nghiệp và các nhà đầu tư chủ động và tich cực hơn trong thay đổi tư duy, mô thức kinh doanh phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn; tránh dùng đòn bẩy qua lớn, nhất là kinh doanh kiểu “ tay không bắt giặc”, hoặc “mượn đầu heo nấu cháo”…
Để thị trường bất động sản phát triển ổn định, khắc phục lệch pha cung - cầu, năm 2021 các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội; kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn, hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, đặc biệt là tác động của dịch Covid-19; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hình thức liên thông, cắt giảm thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết, hồ sơ, chi phí thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản, tập trung trọng tâm phát triển nhà ở xã hội cũng như nhà ở thương mại giá rẻ - coi đây là giải pháp tạo đà, “kích thích” sự phát triển của thị trường bất động sản trong giai đoạn khó khăn này.
Cũng trong khuôn khổ chương trình Tọa đàm, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam đã tổ chức “Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021” trên các hạng mục: Tốp 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam 2020; tốp 5 nhà đầu tư nước ngoài uy tín nhất năm 2020; tốp 5 nhà thầu xây dựng - bất động sản tốt nhất năm 2020; tốp 5 nhà cho vay bất động sản tốt nhất năm 2020; tốp 5 tòa nhà văn phòng và TTTM tốt nhất 2020; tốp 5 dự án công trình xanh tốt nhất năm 2020; tốp 10 dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2020; tốp 10 dự án chung cư cao cấp tốt nhất năm 2020; tốp 10 khu đô thị đáng sống nhất năm 2020; tốp 10 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tốt nhất năm 2020; tốp 10 sàn giao dịch bất động sản tốt nhất năm 2020; tốp 10 dự án đô thị và nhà ở tiềm năng nhất năm 2021; tốp 10 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng nhất năm 2021; tốp 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam 2020. Tại hạng mục tốp 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam 2020, Hội đồng bình chọn vinh danh 10 thương hiệu dẫn đầu: Vingroup, Novaland Group, Sun Group, Hưng Thịnh Land, Tập đoàn Ecopark, Văn Phú - Invest, Sunshine Group, CEO Group, FLC Group, Geleximco.
Những doanh nghiệp được vinh danh dựa trên kết quả khảo sát từ 500.000 độc giả trên hệ thống reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan, bao gồm: 150 nhà báo theo dõi lĩnh vực kinh tế - xây dựng - bất động sản; 30 chuyên gia kinh tế - luật - quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - bất động sản hàng đầu của Việt Nam.
“Tọa đàm Bất động sản mùa xuân” lần thứ nhất là sự kiện mới, được kỳ vọng trở thành sự kiện định kỳ hằng năm và là diễn đàn lớn, có uy tín cao, mang lại nhiều xung lực tích".
Tại buổi Tọa đàm đã Vinh danh Top 10 dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2020
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế; TS. KTS. Lê Thị Bích Thuận, Phó Tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam lên trao cúp và chứng nhận cho đại diện các doanh nghiệp Top 10 dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2020.
1. An Bình City (Geleximco)
2. Chuỗi dự án Ecohome 1, 2, 3 (Tập đoàn Capital House)
3. Ehome S Phú Hữu (Tập đoàn Nam Long)
4. Five Star Garden (Tập đoàn GFS)
5. Xuân Mai Complex (CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai)
6. Flora Kikyo (Tập đoàn Nam Long)
7. Hope Residence (CTCP Phát triển nhà Phúc Đồng)
8. Khu NOXH Đặng Xá (Tổng Công ty Viglacera)
9. Hồng Hà Eco City (CTCP Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu Khí)
10. TSG Lotus Long Biên (Tập đoàn TSG Việt Nam
TS.Lê Thị Bích Thuận- P.Tổng thư ký THDVN
Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam: Quan điểm và những nhiệm vụ trọng tâm (11:40 - 24/09/2021)
Xây dựng đô thị thông minh trong bối cảnh đại dịch và định hướng tương lai (14:21 - 09/09/2021)
Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Giải bài toán lợi ích (10:10 - 08/09/2021)
Ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong công nghiệp, thương mại, công trình xây dựng (10:06 - 20/08/2021)