Hội thảo “Công nghệ thi công cầu bản bê tông cường độ cao trên cọc BRC cho đường cao tốc”

15:38 - 14/01/2025

Sáng 14/1/2025, Tổng hội Xây dựng Việt Nam (THXDVN) phối hợp với Công ty Đầu tư và Xây dựng Hòa Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Công nghệ thi công cầu bản bê tông cường độ cao trên cọc BRC cho đường cao tốc”.

Tham dự Hội thảo có TS. Đặng Việt Dũng – Chủ tịch THXDVN, ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hòa Bình cùng các chuyên gia, nhà khoa học thuộc THXDVN, Hội chuyên ngành và trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Viện Kinh tế bộ Xây dựng.


TS. Đặng Việt Dũng phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Đặng Việt Dũng cho biết, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cho thấy sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt trong việc hoàn thiện thể chế, xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển. Nghị quyết có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra.

Theo TS. Đặng Việt Dũng, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, Tổng hội Xây dựng Việt Nam (THXDVN) phối hợp với Công ty Đầu tư và Xây dựng Hòa Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Công nghệ thi công cầu bản bê tông cường độ cao trên cọc BRC cho đường cao tốc”. Hội thảo tập chung làm rõ những ưu điểm của phương pháp thi công cầu bản bê tông cường độ cao trên cọc BRC cho đường cao tốc cũng như phạm vi áp dụng của công nghệ này.

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Trọng Nghĩa – Giảm đốc khối kỹ thuật, Công ty Đầu tư và Xây dựng Hòa Bình đã trình bày giải pháp công nghệ xây dựng cầu bản trên cọc PRC V+ với những ưu điểm như: Phương án cao tốc đi trên cao là một phương án giải quyết cùng một lúc các thách thức địa hình thấp, nền đất yếu, thiếu cát xây dựng, ngập vì sụt lún, vì nước biển dâng, không cản trở thoát lũ, ít phá hỏng cảnh quan sinh thái, đảm bảo sinh kế cho người dân, đáp ứng các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, phương án cầu cạn có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương án đắp nền bao gồm:

Thứ nhất, cầu cạn sử dụng các kết cấu định hình, kiểm soát được chất lượng, năng suất lao động và giá thành xây dựng;
Thứ hai, giảm đáng kể diện tích chiếm dụng mặt bằng, vẫn có thể tái sử dụng khu vực đất dưới cầu để nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi.
Thứ ba, đảm bảo thông thoáng, không chia cắt các khu vực sản xuất nông nghiệp, không gây bất liện giao thông.
Thứ tư, không bị ảnh hưởng tiến độ xây dựng do thiếu vật liệu đắp nền, phải đắp chờ lún cố kết, sớm đưa công trình vào khai thác.
Thứ năm phân bổ phù sa, trầm tích đồng đều cho cả Đồng bằng sông Cửu Long, không ảnh hưởng đa dạng sinh học của khu vực mà dự án đi qua.
Thứ sáu, không chịu tác động bởi biến đổi khí hậu đặc biệt là lũ lụt và nước biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long, không chịu ảnh hưởng của sụt lún bề mặt
Thứ bẩy, đảm bảo thông suốt trong quá trình khai thác, không phải bù lún, chi phí duy tu bảo trì thấp.
Thứ tám, phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trình độ cao, năng suất lao động tang, giúp cắt giảm CO2.


TS. Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày giải pháp Hội thảo công nghệ xây dựng cầu bản trên cọc PRC V+ tại Hội thảo

Cũng theo TS Nghĩa kết cấu cầu bản trên cọc PRC là kết cấu lắp ghép nhưng có tính toàn khối cao không có khe co giãn và gối cầu nên chi phí bảo trì trong giai đoạn khai thác vận hành là rất thấp, kết cấu không có khe co giãn nên rất êm thuận trong khai thác.
Theo kiến nghị các chuyên gia phương án cao tốc đi trên cao là một phương án giải quyết cùng một lúc các thách thức địa hình thấp, nền đất yếu, thiếu cát xây dựng, ngập vì sụt lún, vì nước biển dâng, không cản trở thoát lũ, ít phá hỏng cảnh quan sinh thái, đảm bảo sinh kế cho người dân, đáp ứng các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường.

Đánh giá một cách toàn diện, phương án cầu cạn có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương án đắp nền khi kiểm soát được chất lượng, năng suất lao động và giá thành xây dựng; Giảm đáng kể diện tích chiếm dụng mặt bằng, vẫn có thể tái sử dụng khu vực đất dưới cầu để nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi; Đảm bảo thông thoáng, không chia cắt các khu vực sx nông nghiệp, các cánh đồng mẫu lớn, không gây bất liện giao thông…

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đóng góp nhiều ý kiến về các giải pháp cầu bản trên cọc ở các dự án đường cao tốc trên thế giới như Trung Quốc, Indonesia cũng như triển vọng áp dụng tại Việt Nam.

BBT

Tạp chí Người Xây dựng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Lào Cai (11:17 - 13/01/2025)
Danh sách cấp chứng chỉ đợt 5 năm 2024 (10:24 - 12/01/2025)
Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội nghị BCH lần thứ IV khóa IX (13:11 - 06/01/2025)
Tìm giải pháp giảm thiểu lũ quét, lũ bùn đá, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc (18:00 - 04/01/2025)
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học (11:56 - 30/12/2024)