Phát huy trí tuệ trong hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội

10:27 - 12/05/2021

Trong nhiệm kỳ 2015-2020...Hội ngành toàn quốc đề xuất kế hoạch và được lãnh đạo Bộ, ngành giao thực hiện 260 nhiệm vụ Tư vấn phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH), chủ động triển khai 226 nhiệm vụ và phối hợp với cơ quan liên quan triển khai 268 nhiệm vụ TVPB&GĐXH.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đã triển khai trên 3.000 nhiệm vụ TVPB&GĐXH. Trong đó, liên hiệp hội địa phương đề xuất kế hoạch và được lãnh đạo tỉnh, thành phố giao thực hiện 715 nhiệm vụ TVPB&GĐXH, Liên hiệp hội chủ động triển khai 713 nhiệm vụ TVPB&GĐXH và phối hợp với các tổ chức khác triển khai 894 nhiệm vụ TVPB&GĐXH. Hội ngành toàn quốc đề xuất kế hoạch và được lãnh đạo Bộ, ngành giao thực hiện 260 nhiệm vụ TVPB&GĐXH, chủ động triển khai 226 nhiệm vụ và phối hợp với cơ quan liên quan triển khai 268 nhiệm vụ TVPB&GĐXH, bà Bùi Kim Tuyến – Trưởng ban TVPB&GĐXH chia sẻ.


Bà Bùi Kim Tuyến – Trưởng ban TVPB&GĐXH, Liên hiệp Hội Việt Nam

Trong 5 năm vừa, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức tư vấn phản biện nhiều hội thảo như “Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động – nghiên cứu của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công”; “Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; “Dự thảo Luật Hình Sự”; “Dự thảo Luật Quy hoạch”; “Đánh giá cơ sở của việc tăng giá điện”; “Vấn đề lấp sông Đồng Nai;

Liên hiệp Hội Việt Nam ngoài việc hỗ trợ các đơn vị thành viên thì cũng trực tiếp thực hiện tư vấn phản biện các vấn đề đột xuất, cấp bách mang tính thời sự cao như: “Dự thảo Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân”; “Dự thảo Khung trình độ quốc gia”; Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (sửa đổi)’; “Đánh giá về sự cố Formosa”; “Đánh giá Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen-Cà Ná, Ninh Thuận”.

Bà Tuyến cho biết thêm, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch, Liên hiệp Hội Việt Nam kịp thời triển khai nhiều nhiệm vụTV,PB&GĐXH có tác dụng tích cực và mang tính thời sự cao. Đó là: “Góp ý Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế; Đánh giá cuốn sách “Tôn giáo và văn hóa: Lý thuyết cơ bản và giải pháp định hướng khai thác các giá trị văn hóa tôn giáo phục vụ phát triển xã hội Việt Nam hiện nay” theo đề nghị của Ban Tuyên giáo Trung ương; “Góp ý Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi” theo đề nghị của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; “Góp ý Dự thảo Hướng dẫn tổ chức diễn đàn trao đổi, đối thoại với các cá nhân có nhận thức, quan điểm khác nhau liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” theo đề nghị của của Ban Tuyên giáo Trung ương; Khảo sát để phản biện dự án khai thác và tuyển quặng Mỏ sắt Thạch Khê theo đề nghị của Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Hà Tĩnh; Xây dựng và ban hành Sổ tay hướng dẫn hoạt động tư vấn, phản biện xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nhằm hướng dẫn quy trình tư vấn, phản biện cho các hội thành viên; Hội thảo Đánh giá những bất cập trong các quy định pháp luật về đất đai theo đề nghị của Câu lạc bộ Hội Cựu đại biểu quốc hội; Đánh giá BOT giao thông – thực trạng và giải pháp kinh tế-kỹ thuật…

Đặc biệt, Liên hiệp Hội Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá tổ chức hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam giai đoạn 2011-2016 và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động”. Nhiệm vụ này góp phần phục vụ đề án của Bộ Nội vụ. Nhiều ý kiến đóng góp, phản biện của Liên hiệp Hội Việt Nam đã được Bộ Nội vụ tiếp thu, sửa đổi.

Ngoài ra, Liên hiệp Hội Việt Nam còn tổ chức Góp ý Góp ý Đề án “Lộ trình dừng sử dụng amiang trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp amiang từ năm 2023” trên cơ sở đề nghị của Bộ Xây dựng; Góp ý dự thảo Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các đại biểu góp ý kiến tại Tọa đàm “Góp ý dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030”

Tổ chức hội thảo “Đánh giá an toàn hồ đập ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” trên cơ sở kết quả đề tài TVPB của Trung tâm Tư vấn Phát triển Bền vững Tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu (thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) “Đánh giá tác động của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi đến lũ lụt các tỉnh miền Trung”; Thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam” trên cơ sở đề nghị của Ban Tuyên giáo Trung ương; “Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam”

Những nhiệm vụ trên đã góp phần quan trọng trong việc giúp các cơ quan chức năng hoàn thiện dự thảo các chủ trương, chính sách cũng như xem xét, đánh giá đối với các đề tài, dự án đầu tư phát triển. Liên hiệp Hội Việt Nam luôn coi những ý kiến tư vấn, phản biện là một trong những kênh thông tin góp phần hoàn thiện các văn bản của Đảng và Nhà nước và nâng cao hiệu quả các đề án lớn về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, thông qua hoạt động TV,PB&GĐXH đã có đóng góp thiết thực vào tạo sự đồng thuận xã hội và góp phần vào bảo vệ chính trị nội bộ, do vậy, trong thời gian qua, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đã tích cực trong hoạt động TVPB&GĐXH, bà Tuyến cho biết.

Trong năm 2019 vừa qua, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức rất nhiều hội thảo, điển hình là Hội thảo "Góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với nguồn vốn ngoại tệ của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ"; "Góp ý dự thảo Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030"; "Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều"; "Góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng"; "Góp ý dự thảo Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi)"; "Góp ý dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030"; "Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến bô xit - Những vấn đề đặt ra"; "Góp ý nhiệm vụ lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050"; "Thực trạng đạo đức lối sống của học sinh phổ thông – Vấn đề và giải pháp"; "Góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ"; "Góp ý Dự thảo Hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030"; “Góp ý dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phụ gia thực phẩm”; “Xu thế phát triển năng lượng trong bối cảnh phát triển KT-XH ở Việt Nam hiện nay”;

Tiếp đến là "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng chất cấm, hóa chất, kháng sinh theo hướng an toàn thực phẩm và sản xuất nông nghiệp bền vững" - Hội Lương thực Thực phẩm VN; "Đánh giá hiện trạng thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam" - Hội sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; "Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến nguồn nước ngầm khu vực ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp giảm thiểu" - Hội Địa lý Việt Nam; "Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách thủy lợi đối với Tổ chức thủy lợi cơ sở theo luật Thủy lợi và các Văn bản dưới luật" - Hội Thủy lợi; "Đánh giá thực trạng ứng dụng chế phẩm sinh học và sản xuất phân hữu cơ vi sinh nhằm đảm bảo an toàn nông sản và bảo vệ môi trường" - Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam; "Đánh giá tác động của chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Hà Giang" - LHH Hà Giang; "Đánh giá kết quả thực hiện chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020" - LHH Lào Cai; "Đánh giá kết quả sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020" - LHH Bắc Kạn; "Ngành cơ khí chế tạo Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển" - Tổng hội cơ khí VN; "Đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 theo quyết định 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ" - Trung tâm nghiên cứu và PTBV nước sạch & vệ sinh môi trường; "Đánh giá hiện trạng thực hiện kiểm toán năng lượng ở Việt Nam" - TT Phát triển Xanh; "Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện qua ý kiến đánh giá của người lao động tại Hà Nội" - Trung tâm phát triển kỹ năng & tri thức công tác xã hội; "Đánh giá sự phù hợp của Quyết định số 236/QĐ-TTg đối với nhu cầu phát triển ngành vận tải Hàng không dân dụng Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030" - Viện KH Hàng không; "Đánh giá tác động ô nhiễm sản xuất đồ gỗ đến môi trường làng nghề tại xã Hữu Bằng huyện Thạch Thất, Hà Nội" - Viện Phát triển năng lực cộng đồng và môi trường; "Đánh giá thực trạng và giải pháp chính sách về quyền của người chuyển giới ở Việt Nam" – NGO-IC.

Có thể khẳng định, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của thường trực đoàn Chủ tịch, các kết quả TV, PB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam trong nhiệm kỳ 2015-2020 khi gửi đến các cơ quan Trung ương, cũng như các bộ, ban, ngành đều được đánh giá cao. Cùng với đó, rất nhiều hoạt động tư vấn phản biện đã được các phương tiện truyền thông như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, cũng như các tờ báo và các phương tiện truyền thông khác đưa tin, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên trong xã hội.

Tuy nhiên, theo bà Tuyến vẫn còn gặp một số khó khăn như việc tiếp cận thông tin bị hạn chế. Đây vẫn là khó khăn từ nhiều năm qua. Như chúng ta đều biết, tư vấn, phản biện phải dựa trên cơ sở khoa học, dựa trên bằng chứng, nhưng nếu không tiếp cận được tài liệu một cách đầy đủ và kịp thời thì kết quả tư vấn phản biện khó có đạt được chất lượng cao như mong muốn.

Thời gian lấy ý kiến ngắn, đây cũng là một trong những khó khăn không nhỏ của hoạt động TVPB. Trong năm qua, nhiều cơ quan gửi văn bản đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam góp ý các dự thảo cơ chế, chính sách, nhưng với thời hạn rất ngắn, mang tính hình thức, không đủ thời gian để Liên hiệp Hội Việt Nam thu thập tài liệu để góp ý hoặc không đủ thời gian gửi cho các hội chuyên ngành góp ý.

Các đại biểu góp ý tại Hội thảo Góp ý nhiệm vụ lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030

Nhiều tổ chức và cá nhân vẫn coi phản biện là phản bác do vậy luôn né tránh vấn đề tư vấn phản biện khi Liên hiệp Hội Việt Nam hoặc các hội thành viên đề nghị phản biện.

Một số nhà khoa học còn e ngại, nể nang, do vậy, đôi khi tiếng nói phản biện còn chưa mạnh mẽ.

Các hội thành viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động tư vấn phản biện.

Không có cơ chế phản hồi của các cơ quan được TVPB&GĐXH, chính vì vậy, không biết kết quả hoạt động TVPB&GĐXH có được tiếp thu hay không, tiếp thu bao nhiêu và vì sao.

Định mức chi tiêu đối với hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội còn thấp và còn nhiều bất cập, do đó khó có thể tổ chức được các hoạt động chất lượng thực sự tốt.

Trong năm 2020, Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động hơn nữa trong các vấn đề nóng, phát sinh trong năm và cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học, để có thể đẩy mạnh và làm nổi bật hơn nữa hoạt động này, đáp ứng được kỳ vọng của các nhà khoa học cũng như của xã hội, bà Tuyến cho biết.

Nguồn VUSTA

Tổng hội Xây dựng Việt Nam góp ý Nghị định quy định chế độ thưởng hợp đồng (00:14 - 22/10/2022)
Phản biện xã hội đối với dự thảo Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 (14:33 - 15/06/2022)
Công tác tư vấn phản biện là nhiệm vụ trọng tâm của Tổng hội Xây dựng Việt Nam – cần tiếp tục duy trì phát huy (11:46 - 11/04/2022)
Tác động của đô thị hóa và đổi mới hệ thống quy hoạch đối với đường sắt (10:11 - 16/09/2021)
Tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội phát triển (14:32 - 10/08/2021)