Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

16:31 - 11/05/2021

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Hội Xây dựng Việt Nam lần thứ 4 Khóa VI, năm 2012 Tổng Hội Xây dựng Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 30 năm thành lập và Đại hội lần thứ VII với những hoạt động thiết thực trong đó có tổ chức Hội thảo với chủ đề “Quy hoạch Xây dựng nông thôn mới”.

Để triển khai Nghị quyết lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 về “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ-TTg “Phê duyệt chương trình rà soát Quy hoạch xây dựng nông thôn mới” và Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.

Đây là các chủ trương, chính sách rất quan trọng liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó có nhiệm vụ rất quan trọng liên quan đến lập, quản lý “quy hoạch xây dựng nông thôn”.

Để thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn, UBND các Tỉnh, Thành phố cũng đã ban hành nhiều quyết định để tổ chức triển khai thực hiện.

Trải qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, nhiều địa phương đã cố gắng triển khai thực hiện việc lập, duyệt, quản lý quy hoạch nông thôn mới. Trên 60% xã đã hoàn thành quy hoạch chung, nhiều địa phương đạt tỷ lệ cao như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc giang...

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều địa phương (đặc biệt là cấp xã) còn lúng túng trong quá trình triển khai từ nội dung đến quá trình triển khai thực hiện. Một số địa phương triển khai mạnh nhưng chất lượng quy hoạch còn nhiều hạn chế do các điều kiện để quy hoạch còn chưa đồng bộ (Quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất...). Nhiều nội dung Quy hoạch đòi hỏi yêu cầu cao trong khi kinh phí lập quy hoạch còn hạn hẹp, các tổ chức tư vấn lập quy hoạch còn nhiều hơn chỗ, thiếu đồng bộ giữa các ngành liên quan như giao thông, thuỷ lợi, hệ thống hạ tầng, hệ thống xử lý rác, nước bẩn ...

Việc bảo vệ phát huy không gian kiến trúc truyền thống, bảo vệ di tích còn lúng túng, bị động, đặc biệt là khu cận các đô thị bị “đô thị hóa” một cách tự phát.

Trình độ thẩm định, phê duyệt còn hạn chế, đặc biệt công tác quản lý quy hoạch còn yếu cả về năng lực, tổ chức thực hiện.

Các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn chưa phù hợp thực tể cả về nội dung chuyên môn đến điều kiện nhân lực và kinh phí thực hiện.

Vì vậy việc “lập, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn nhiều tồn tại liên quan đến chủ trương thực hiện cũng như các quy định pháp luật liên quan”.

Với mục đích Hội thảo “Đánh giá đúng thực trạng, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo với chủ đề “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới” tại tỉnh Hải Dương.

Tại Hội thảo với chủ đề này, Ban tổ chức đã nhận được 15 bài tham luận của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, chuyên gia, đặc biệt là các tham luận của các đơn vị trực tiếp lập, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh, huyện, xã, các đơn vị tư vấn ...

Qua nội dung của các bản tham luận, tình hình thực tế triển khai công tác lập quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới là lĩnh vực rất rộng liên quan đến nhiều vấn đề. Ban tổ chức xin được đề nghị hội thảo tập trung vào những vấn đề chính sau như sau:

I. LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG (XÃ) NÔNG THÔN (MỚI)

1. Về tên gọi và nội dung của Quy hoạch: Theo quy định của Pháp luật hiện hành chưa có cụm từ “Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới”.

Trong Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn chỉ có “Quy định xây dựng điểm dân cư nông thôn”.

Một số văn bản khác như văn bản số 31/2009-TT-BXD ban hành Tiêu chuẩn quy chuẩn “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới”.

Văn bản khác như QĐ số 193/QĐ-TTg lại dùng cụm từ “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới”. Tại văn bản mới nhất: Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT- BXD-BNN&PTNT-BTNMT ngày 28/10/2011 được sử dụng cụm từ “Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới” với nội dung:

1. Phân tích đánh giá hiện trạng tổng hợp.

2. Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển .

3. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã.

4. Quy hoạch sử dụng đất.

5. Quy hoạch sản xuất .

6. Quy hoạch xây dựng.

Như vậy về Nội dung “Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn” (Theo Luật XD) và “Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới” theo thông tư liên tịch không chỉ khác nhau về tên gọi mà nội dung cũng khác nhau. Theo đó Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới có nhiều nội dung toàn diện hơn. Riêng từ “mới” sử dụng trong Nghị quyết, phong trào xây dựng nông thôn mới thì phù hợp còn Quy hoạch theo nhiều chuyên gia chỉ nên dùng cụm từ “Quy hoạch xây dựng nông thôn” (Không bao gồm cấp huyện) hoặc “Quy hoạch xây dựng xã”.

Về quy định của pháp luật: cũng cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật Xây dựng: nên dùng “Quy hoạch xây dựng nông thôn” thay cho cụm từ “Quy hoạch điểm dân cư nông thôn”.

2. Lập Quy hoạch xây dựng nông thôn

Tại Điều 7 trong Thông tư liên tịch số 13 cũng đã đưa ra 6 nội dung của đồ án “Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới” gọi tắt là “Quy hoạch nông thôn mới”.

6 nội dung của đồ án quy hoạch đòi hỏi nhiều yêu cầu rất cao, rất toàn diện để phục vụ yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế của cấp xã. Qua hơn 3 năm thực hiện Quyết định số 193/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình rà soát Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, Quyết định số 800/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các địa phương đã đồng loạt triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới và đã có những kết quả bước đầu: Trên 60% xã đã hoàn thành quy hoạch chung, hệ thống hạ tầng nông thôn được đầu tư phát triển mạnh, 40% xã đã triển khai xong công trình hạ tầng.

Nhiều tỉnh triển khai mạnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch này như: tỉnh Vĩnh Phúc 112/112 xã đã duyệt xong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết tỉnh Thái Bình 267/267 (100%) số xã đã duyệt xong quy hoạch chung, 80 xã lập xong quy hoạch chi tiết.

Một số địa phương đạt tỷ lệ cao như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Cạn.

Tuy nhiên “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới” còn nhiều bất cập, chất lượng quy hoạch còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ; quy hoạch nông thôn mới của xã không phù hợp với quy hoạch chung của huyện, của vùng; hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, xử lý chất thải môi trường thiếu thống nhất “mạnh xã nào xã ấy làm” xã nào cũng có trạm cấp điện, cấp nước, khu xử lý chất thải rắn, nước thải, xã nào cũng có chợ nông thôn, nghĩa trang tập trung ..., cần được tổng kết, đánh giá đúng mức tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để đưa quy hoạch xây dựng nông thôn mới đi vào cuộc sống góp phần thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 Khóa V về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

1. Sự phù hợp trong nguyên tắc khi lập quy hoạch XD nông thôn

Theo các quy định của Pháp luật hiện hành Quy hoạch xây dựng nông thôn:

Phải dựa trên Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từ đó các địa phương xây dựng quy hoạch xây dựng của tỉnh, thành phố (trong đó có các quy hoạch vùng kinh tế, quy hoạch thuỷ lợi, giao thông, quy hoạch sử dụng đất...)

Tuy nhiên ở nhiều tỉnh thành phố chưa hoàn thành việc quy hoạch vùng huyện - trong tỉnh, thËm chÝ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chỉ ở tầm ngắn hạn ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Quy hoạch xây dựng nông thôn phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, có nhiều quy định không thống nhất, không phù hợp với thực tế nên lúng túng gây ảnh hưởng đến chất lượng của quy hoạch như:

+ Tên gọi của Luật, Nghị định và Thông tư không thống nhất (đã nêu ở phía trên).

+ Một số ví dụ cụ thể khác.

1.1. Quyết định 315/QĐ - BGTVT ngày 23/2/2011 quy định đường AH là 3,5 m lề đường. Đường liên xã mặt đường rộng 3 m nhỏ hơn Sổ tay hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT đường trục xã làng rộng tối thiểu 5-6 m. Đường trục nông thôn lòng đường tối thiểu 4-5 m. Trong Sổ tay hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì đường trục xã và đường liên thôn bảo đảm mặt cắt đường 9-15m.

1.2. Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT - BNN&PTNT – BKHĐT – BTC (Không có Bộ Xây dựng), đề cập đến Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã những thuật ngữ, nội dung khác với quy định trong thông tư của Bộ Xây dựng như gọi “quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết cho khu dân cư và hạ tầng công cộng” trong khi Thông tư của Bộ Xây dựng gọi là quy hoạch chung lưới điểm dân cư, quy hoạch chi tiết trung tâm xã và các điểm dân cư.

1.3. Theo Quyết định số 800/QĐ -TTg ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì hướng dẫn “Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa công nghiệp, trung tâm công nghệ và dịch vụ. Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn “Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội, môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có”. Cho đến nay 2 Bộ vẫn không thống nhất hướng dẫn các quy định này.

1.4. Tiêu chí về kiến trúc nhà ở nông thôn, công trình công cộng, bảo tồn di tích, văn hóa, dân tộc phù hợp với đặc điểm của từng vùng còn thiếu cụ thể gây khó cho công tác lập Quy hoạch và nhiều nội dung khác được thể hiện trong tham luận của các đại biểu dự hội thảo.

2. Nội dung quy hoạch xây dựng nông thôn

- Quy hoạch xây dựng nông thôn phải đáp ứng các tiêu chí về xây dựng xã nông thôn, trong thực tế có nhiều tiêu chí không phù hợp, đặc biệt đối với các xã có đặc điểm khác nhau (vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển ....), với 6 nội dung rất lớn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13 đặc biệt là các nội dung.

2.1. Phân tích đánh giá hiện trạng tổng hợp: Là nội dung rất quan trọng đòi hỏi nhiều công sức điều tra, đo đạc, đặc biệt là sự khác nhau rất lớn giữa các xã: xã ven đô thậm chí trong nội đô, xã có làng nghề phát triển, xã thuần nông, xã vùng đồng bằng, xã vùng ven biển, xã vùng trung du, xã vùng núi cao, trong khi tốc độ đô thị hóa nông thôn ồ ạt, tự phát, không theo quy định... Từ đó đặt ra các yêu cầu quy hoạch rất khác nhau. Do kinh phÝ h¹n hÑp, n¨ng lùc h¹n chÕ chÊt l­îng ®¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng cßn s¬ sµi thiÕu c¬ së cho c«ng t¸c quy ho¹ch, thiÕu ®ång bé vÒ c¸c lÜnh vùc kinh tÕ, x· héi, v¨n hãa, d©n sè...

2.2. Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển

Đây là nội dung rất khó cho lập quy hoạch xây dựng nông thôn và phụ thuộc rất lớn vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương liên quan đến phát triển đô thị và khu công nghiệp, liên quan đến định hướng phát triển kinh tế nông thôn (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, làng nghề...) trong đó tính đến thời hạn ngắn và dài, đặc biệt là khi tốc độ phát triển khu công nghiệp và đô thị rất nhanh, trong khi chuyên môn hóa, cơ giới hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp ngày càng mạnh, quyết định định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, dẫn đến sự di dân rất lớn, đồng thời yêu cầu cuộc sống của nông dân nâng cao nhiều, đòi hỏi nhà ở, phương tiện giao thông thay đổi rất lớn.

Trong thực tế các bản quy hoạch nông thôn mới vấn đề này còn phụ thuộc nhiều yếu tố, còn sơ sài dẫn đến quy hoạch thiếu tầm nhìn và phải liên tục điều chỉnh.

2.3. Về quy hoạch không gian tổng thể và quy hoạch xây dựng

Trên cơ sở hiện trạng, dự báo tiềm năng định hướng phát triển để xây dựng quy hoạch không gian tổng thể và quy hoạch xây dựng xã nông thôn.

Qua thực tế hơn 3 năm triển khai quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành chỉ tiêu “Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới” thậm chí đạt tỷ lệ cao nhưng việc lập quy hoạch còn nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém, không đạt được các nội dung đề ra do xác định mục tiêu quy hoạch còn chưa rõ, quá tập trung vào quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, ít quan tâm đến quy hoạch chi tiết, quy hoạch phát triển, làng nghề, các khu chăn nuôi tập trung. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường (xử lý rác, nước bẩn...).

Quy hoạch thiếu tính liên vùng, xã nào cũng có trạm cấp điện, cấp nước tập trung, nghĩa trang khi xây dựng xong hiệu quả thấp, chợ không có người họp, trạm cấp nước xây dựng xong dân không dùng...

2.4. Kiến trúc nhà ở nông thôn mới

Đảm bảo hiện đại nhưng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển bền vững. Quy hoạch sân vườn, cây xanh gia đình và làng xã còn lúng túng, xu hướng đô thị hóa, bê tông hóa làm giảm mật độ cây xanh, biến đổi không gian truyền thống. Đặc biệt là kiến trúc phải phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, các phong tục tập quán của từng vùng rất khác nhau chưa được tổng kết xây dựng các mô hình kiểu mẫu. Vì vậy dẫn đến tình trạng xây dựng tự phát, lộn xộn, kiểu cách rập khuôn, màu mè, lai căng đủ kiểu...

3. Năng lực của các chủ thể tham gia nhiệm vụ quy hoạch (cấp xã); đơn vị trực tiếp lập quy hoạch (các Công ty tư vấn), phê duyệt (cấp huyện) còn hạn chế về tổ chức và trình độ. Năm 2010 trong 181.000 cán bộ cấp xã có 0,1% không biết chữ, 48% chưa qua đào tạo, 80% không biết sử dụng máy tính, các Công ty Tư vấn có năng lực trình độ hiểu biết về quy hoạch nông thôn còn rất ít nhất là lĩnh vực thuỷ lợi, sử dụng đất, kinh tế nông nghiệp, môi trường... đa phần chỉ tập trung quy hoạch điểm dân cư tập trung, một số quy hoạch hạ tầng cơ sở...có đơn vị tư vấn đảm nhận một lúc quy hoạch 10 xã nên việc khảo sát hiện trạng, định hướng phát triển còn rất hạn chế, rập khuôn dẫn đến quy hoạch không phù hợp với quy hoạch vùng, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, xử lý môi trường... giữa các xã thiếu thống nhất, mạnh xã nào xã ấy làm.

4. Chi phí cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn

Do yêu cầu của các nội dung lập quy hoạch xây dựng nông thôn là rất cao đòi hỏi nhiều công sức từ giai đoạn khảo sát, thu thập số liệu, đến giai đoạn lập nhiệm vụ, lập quy hoạch, duyệt quy hoạch, từ đó cần khoản kinh phí thực hiện khá lớn: nhưng trong thực tế định mức chi phí thực hiện lại rất thấp (trên dưới 300 triệu đồng) đã thế lại không có hệ số cho các vùng, miền (xã, vùng đồng bằng khác xa xã của vùng núi cao, ven biển...) là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng quy hoạch nông thôn còn nhiều hạn chế.

III. QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Công tác quản lý sau khi quy hoạch là yếu tố quan trọng, quyết định của Chương trình xây dựng nông thôn mới, liên quan đến:

1. Tổ chức chỉ đạo thực hiện, đặc biệt là công tác tổ chức cán bộ.

2. Nguồn kinh phí để triển khai thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn.

3. Công tác kiểm tra, kiểm soát và vận động nhân dân tham gia quản lý quy hoạch.

1. Tổ chức chỉ đạo thực hiện, công tác cán bộ.

Để tổ chức thực hiện triển khai quy hoạch xây dựng (xã) nông thôn (mới) nhiều địa phương đã thành lập các ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến xã, vì vậy triển khai khá mạnh, trong toàn quốc. Nhiều tỉnh đã đạt tỷ lệ quy hoạch khá cao, nhiều xã (nhất là các xã thí điểm) đã được quan tâm đầu tư, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng: Bê tông hóa đường làng, kênh mương thuỷ lợi, trụ sở uỷ ban, trường học, chợ tập trung đã có nhiều điển hình tốt, bước đầu làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Tuy nhiên công tác chỉ đạo thực hiện thiếu đồng đều, đặc biệt là ở các huyện, xã có điều kiện kinh tế khó khăn kể cả ở đồng bằng và đặc biệt là vùng trung du, miền núi.

Các cán bộ có chuyên môn về công tác quy hoạch là cán bộ xã, các chuyên gia ở các công ty thiếu kiến thức về xây dựng, kiến trúc, thuỷ lợi, môi trường... Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra đầu bài, thẩm định, xét duyệt cũng như quản lý sau quy hoạch dẫn đến chất lượng hạn chế, hiệu quả thấp.

2. Nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch

Do nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch là rất lớn. NÕu thực hiện đầy đủ, đồng bộ bình quân mỗi xã lên đến hàng trăm tỷ đồng, vì vậy việc phân giai đoạn triển khai, cân đối vốn nhà nước, vốn trong dân và doanh nghiệp cần làm theo kế hoạch tránh tình trạng ào ào theo phong trào, chỉ làm được vài việc sau đó lại rơi vào... im lặng, không triển khai được. Vì vậy việc ban hành các cơ chế chính sách của nhà nước, địa phương (trung ương và địa phương) cần được hết sức quan tâm để triển khai thực hiện.

3. Công tác triển khai, quản lý sau khi quy hoạch được duyệt: là khâu rất quan trọng để đảm bảo quy hoạch đó vào cuộc sống.

- Tình trạng lỏng lẻo quản lý quy hoạch đã dẫn đến hậu quả rất lớn mà bài học quản lý đô thị ở nước ta đã phải trả giá. Công tác này đòi hỏi công tác thông tin tuyên truyền, công khai, minh bạch. Công tác đào tạo, phân công cán bộ có năng lực, đạo đức để quản lý quy hoạch; vận động quẩn chúng giám sát thực hiện quy hoạch.

- Trong công tác xã hội hóa cần công khai minh bạch, dân cử người trực tiếp tham gia quản lý, giám sát kinh phí, chất lượng, tiến độ. Kinh nghiệm nhiều xã nếu làm tốt sẽ huy động được sức dân tạo sức mạnh cho thực hiện quy hoạch nông thôn.

IV- GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

1.Tổ chức tổng kết thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn.Trên cơ sở tổng kết thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, các chương trình mục tiêu về nông thôn mới, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, cơ chế chính sách quy định cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

2.Các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch nông thôn mới

2.1- Công tác tuyên truyền vận động: đẩy mạnh cuộc vận động đi vào chiều sâu đến từng gia đình để tạo sự đồng thuận cao của nhân dân. Việc lập, quản lý quy hoạch phải dân chủ, công khai, minh bạch đặc biệt là tài chính theo các nguồn: nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân đóng góp.

2.2. Hoàn thành trước một bước quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả vùng - huyện và đặc điểm của địa phương làm cơ sở cho việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

2.3. Tổng kết các mô hình quy hoạch nông thôn mới với các loại hình xã khác nhau: từ công tác lập, quản lý và đặc biệt là “mẫu” mô hình tốt để thông tin đến các xã có đặc điểm tương tự.

1.Xã vùng cận đô thị, khu công nghiệp.

2. Xã làng nghề và bán làng nghề.

3. Xã thuần nông

4. Xã vùng ven biển có nhiều người sống bằng nghề đánh bắt cá.

5. Xã đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ

6. Xã vùng trung du

7. Xã vùng núi.

2.4. Rà soát kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu toàn quốc một cách thực tế (điều chỉnh thời hạn hoàn thành đối với các loại hình xã, tỉnh, khác nhau). Không chạy theo thành tích hoàn thành (kể cả đơn vị đã báo cáo hoàn thành cũng cần rà soát, điều chỉnh đảm bảo chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch).

2.5. Sửa đổi bổ sung các quy định cho phù hợp liên quan đến kinh phí lập quy hoạch cho từng loại hình xã;

2.6. Rà soỏt, sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí cho thống nhất và phù hợp với thực tế

2.7. Sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến phân cấp quản lý quy hoạch, tăng cường bố trí cán bộ, kinh phí quản lý, kinh phí tổ chức thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn đối với từng loại hình các xã khác nhau.

Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, chúng tôi chỉ định hướng các nội dung sẽ được tham luận, thảo luận, chắc chắn rằng thông qua các bài tham luận của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị trực tiếp thực hiện của xã, huyện, tỉnh các đơn vị tư vấn, các nhà khoa học... chúng ta sẽ có tổng kết, kết luận, kiến nghị, giải pháp tới các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả của công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn, thực hiện tốt Nghị quyết TW 7 và Chương trình hành động của Chính phủ góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống của nông dân.

Tổng Hội XDVN

Bộ Xây dựng thẩm định Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2040 (09:40 - 01/11/2022)
Một số vấn đề trong việc xây dựng bản đồ ngập lụt và phương án ứng phó trong tình huống khẩn cấp (08:59 - 10/10/2022)
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng đề xuất nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị quyết về phân loại đô thị (14:17 - 31/08/2022)
Thành lập Tổ công tác đặc biệt của Bộ Xây dựng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (14:11 - 08/10/2021)
Sẽ tổ chức hội thảo rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô trong tháng 10 (11:35 - 07/10/2021)